Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Na Son

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS NA SON

Thứ hai - 19/07/2021 21:21
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH  TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS NA SON

TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS NA SONHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH 
Có thể đưa ra một khái niệm về hoạt động trải nghiệm như sau: Hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động này là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Với định hướng dạy học phát triển năng lực, hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trở thành hoạt động bắt buộc, thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với thời lượng không nhỏ (105 tiết/năm) trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chức rất đa dạng, phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau như câu lạc bộ, cuộc thi, trò chơi, sinh hoạt tập thể, thảo luận..., tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương.
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, những năm học qua, thầy và trò nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các hình thức khác nhau, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh thực tế như: tổ chức cho các em tham gia trang trí, bày mâm cỗ Trung thu nhân dịp tổ chức “Đêm hội trăng rằm”; hoạt động sinh hoạt tập thể có hướng dẫn của thầy cô với các em như quy trình rửa tay, gấp chăn màn; hoặc hoạt động thi nấu ăn.





 
(Ảnh các hoạt động mâm cỗ trung thu, rửa tay, nấu ăn)
Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Các em được trải nghiệm với một không khí vui vẻ, thoải mái, có tinh thần đoàn kết của tập thể, của các nhóm đã được phân chia nhiệm vụ. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm với công việc mà mình được giao. Mỗi người một việc, không ai tị ai, không ai bảo ai mà làm việc hết sức bài bản, đúng quy trình. Đặc biệt là sau hoạt động, các em đứng trước sản phẩm của mình, được thầy cô và bạn bè chiêm ngưỡng, công nhận, khen ngợi, góp ý. Từ đó các em sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình.
Hoạt động trải nghiệm thực sự vô cùng bổ ích đối với các em học sinh, nó tự nhiện như “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, mô hình này cần được phát huy và sáng tạo hơn nữa giúp bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học các môn văn hóa trong nhà trường.

Tác giả bài viết: Đoàn Thanh Huyền, Tổ Văn - Sử

Nguồn tin: Trường PTDTBT TH&THCS Na Son

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay271
  • Tháng hiện tại2,665
  • Tổng lượt truy cập326,164
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính