Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Na Son

TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ THCS NA SON – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC VÀ THCS NA SON – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

     Trường PTDTBT THCS Na Son là một ngôi trường ở tọa lạc tại đầu bản Na Phát B xã Na Son – Huyện Biên Đông – Tỉnh Điện Biên. Trường được xây dựng trên một vùng đồi với diện tích khoảng ….m2 từ năm 2010 với 11 phòng học, khu hiệu bộ, sân chơi, bãi tập…Chất lượng giảng dạy và học tập đang ngày càng được khẳng định, phấn đấu công nhận đạt chuẩn Quốc gia trong năm 2014. Trường PTDTBT THCS Na Son được hình thành từ Trường PTCS Na Son là trường gồm có hai cấp học Tiểu học và THCS. Đến năm 2008 trường được tách cấp học nhưng vẫn học nhờ cơ sở vật chất của trường Tiểu học Na Phát, năm 2010 trường mới được chuyển ra cơ sở riêng của mình. Đến ngày 01/07/2020 Trường sát nhập với trường Tiểu học Na Phát với tên mới là trường PTDTBT Tiểu học và THCS Na Son. Từ đó đến nay trường đã  phát triển và có nhiều sự thay đổi về đội ngũ cũng như quy mô trường lớp. Có được như ngày hôm nay, biết bao thế hệ thầy và trò đã khắc phục khó khăn để thi đua dạy tốt - học tốt, góp phần xây dựng sự nghiệp trồng người cho đất nước. Ôn lại lịch sử hình thành và phát triển cùng với truyền thống của trường trong tiến trình đi lên của đất nước cũng là một cách để thể hiện đạo lí Uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng tri ân của thế hệ thầy và trò hôm nay với những thế hệ đi trước.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

       I. Trường PTDTBT THCS – Một chặng đường hình thành và phát triển.
      Trường PTDTBT THCS Na Son trước đây là trường phổ thông cơ sở Na Son. Trường được thành lập và  trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo Tỉnh Điện Biên. Địa điểm trường đặt tại bản Na Phát – xã Na Son – Huyện Điện Biên Đông – Tỉnh Điện Biên. Năm 2004 Cô Lôi Thị Bích Hiền – giáo viên Trường THCS Keo Lôm – xã Keo Lôm – Huyện Điện Biên Đông về nhận công tác và giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Na Son.
      Năm học 2003 - 2004, trường vẫn học chung cơ sở vật chất với trường Tiểu học Na Phát. Năm học 2008 – 2009 Trường được thi công xây dựng cơ sở vật chất riêng, học sinh  vẫn phải  học tạm Trường Tiểu học Na Phát, Cô Lôi Thị Bích Hiền chuyển công tác, trường đón nhận thầy Phạm Việt Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Chiềng Sơ – xã Chiềng Sơ – Huyện Điện Biên Đông về nhận công tác và giữ chức vụ Hiệu trưởng trường THCS Na Son.
      Năm học 2010 - 2011, một ngôi trường mới tọa lạc tại đầu bản Na Phát – xã Na Son được đưa vào sử dụng , Trường có 10 lớp từ lớp 6 đến lớp 9 là học sinh con em dân tộc của xã Na Son, ngoài ra còn có thêm một số học sinh của xã Phì Nhừ, xã Sa Dung xin vào học.  Các thầy cô giáo của trường đều những giáo viên giỏi, có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy.
      II. Những thành quả đã đạt được:
     Về được ngôi trường mới, chặng đường gian khó như đã lùi lại, thầy và trò có điều kiện hơn trên hành trình giúp các em chiếm lĩnh tri thức. Một mặt, BGH tích cực tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học; mặt khác, đội ngũ giáo viên - nhân viên - học sinh cũng có ý thức hơn khi được dạy và học dưới ngôi trường mới này và đã có những chuyến biến vượt bậc trong thành tích dạy-học qua từng năm. Từ đó đến nay, được sự quan tâm nhiều mặt của các cấp chính quyền từ xã, huyện cho đến tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD-ĐT Huyện Điện Biên Đông, trường đã có những mặt khởi sắc đáng chú ý. Có thể điểm lại một số mặt như sau:
     1. Về cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường
     Trường tọa lạc trên một vùng đồi sát với UBND xã Na Son với diện tích khoảng 6029m2 gồm 2 dãy phòng sắp xếp theo hình chữ L, trong đó có một dãy nhà học hai tầng với 10 phòng học nằm song song với đường vào  cổng trường; một dãy nhà cấp 4  dùng làm phòng tổ hành chính, phòng hiệu phó,phòng Hiệu trưởng, phòng Công Đoàn, phòng Đoàn – Đội, phòng kho, phòng chuyên môn của 3 tổ, phòng Y tế, có 1 sân thể dục phục vụ cho việc học và luyện tập một số bộ môn như  bóng đá, chạy, nhảy cao, nhảy xa, … Giữa các dãy nhà là một hệ thống đường bê tông, tạo sự thuận tiện đi lại cho giáo viên và học sinh, nhất là về mùa mưa.   
     Cảnh quan môi trường thoáng đãng. Sân chơi phía trước khu lớp học chính là một dãy bồn hoa giấy tươi xanh. Giữa những thảm cỏ xanh mượt đó là những hàng phượng vĩ và bằng lăng đã cho bóng mát. Các khu vực khác cũng đã trồng thành những vườn hoa như cúc,  … tạo nên những thảm hoa vàng trên nền xanh của cây lá trông thật thích mắt. Đường đi lối lại trong sân cũng đã được lát gạch hoặc đổ bê tông. Tất cả đã tạo cho ngôi trường có một vẻ đẹp mà bất kì ai đến cũng phải ngạc nhiên.
      2. Về đội ngũ
     Cùng với cơ sở vật chất- cảnh quan môi trường, đội ngũ cán bộ-giáo viên- nhân viên của trường cũng đã có sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Ban Giám hiệu đã được bổ sung đầy đủ. Thầy giáo Tường Hải Quân - Hiệu Trưởng Trường THCS Keo Lôm được điều động và  giữ chức vụ Hiệu trưởng (từ tháng 9 năm 2011) thay cho thầy giáo Phạm Việt Anh được điều động làm Hiệu trưởng ở trường THCS Keo Lôm. Các cô giáo Nguyễn Thị Hồng Phương, Tô Thị Hiền Phó Hiệu trưởng đều là giáo viên của trường được đề bạt. Nhiều thầy cô giáo của trường đã được đề bạt làm cán bộ phụ trách chuyên môn Phòng Giáo dục như: Cô Bùi Thị Thuận, Thầy Nguyễn Mạnh Linh, thầy Nguyễn Thanh Sơn, … Hay bổ nhiệm làm cán bộ quản lý các Trường trong huyện: Thầy Nguyễn Đức Lập (Hiện là Hiệu trưởng Trường THCS Luân Giói), Thầy Bùi Xuân Thanh, Trần Đình Thành,…  Đội ngũ giáo viên của trường cũng đã được ổn định, yên tâm với nghề. Các thầy cô trong trường đa số là người trên địa bàn tỉnh Điện Biên với nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Điều đáng quý là đã có  thầy cô xuất thân là học sinh của trường nay lại trở về giảng dạy, công tác trên chính ngôi trường năm xưa mình đã được học tập và rèn luyện như các thầy cô giáo: Lò Thị Hạnh, … Chất lượng của đội ngũ ngày cũng càng được nâng cao rõ rệt. Hầu hết giáo viên trong trường đều đạt và vượt chuẩn. Tính đến đầu năm học 2013 - 2014, trường có 32 CB-GV-NV. Đến năm 2020 khi sát nhập trường tổng số CB-GV-NV là 56.
      3. Kết quả chất lượng chất lượng hoạt động của nhà trường như sau:
     Song song với việc phát triển đội ngũ về số lượng cũng như chất lượng, kết quả chất lượng giáo dục của nhà trường đã nâng cao từng bước qua các năm.         
     Về chất lượng mũi nhọn, các em đã đạt được những thành tích đáng kể qua các năm. Có thể nói năm học 2017 – 2018; 2018 - 2019 là những năm mà học sinh của trường gặt hái được những thành quả tốt nhất với 01 giải khuyến khích cấp tỉnh môn Sinh học: em Lường Thị Thanh; 01 giải 3 môn Lịch Sử: em Tòng Thị Thắm; 01 giải ba môn Địa lí 9 của em Lò Mạnh Cường.
     Có được những thành tích trên một phần là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân học sinh, sự nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô giáo và một phần khác là kỉ cương, nền nếp trong các hoạt động của nhà trường cũng được quan tâm hơn. Các chủ đề của từng năm học như: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh; Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục… cùng với các phong trào thi đua, các cuộc vận động: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo…đều được nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức triển khai, học tập và kí cam kết thực hiện.
     Trong 3 năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013, 2013 - 2014 Trường PTDTBT THCS Na Son đã được công nhận là tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh và được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trong năm học 2012 – 2013. Năm 2019 – 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19 nhưng tập thể nhà Trường vẫn đạt thành tích cao: Danh hiệu Tập thể lao đọng xuất sắc của UBND tỉnh; Bằng khen của UBND tỉnh Điện Biên cho tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
     Các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường cũng đã phát triển lớn mạnh đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục. Chi bộ từ 11 đảng viên năm 2008 thì đến nay đã có 21 đảng viên, một đảng viên dự bị. Chi bộ chú trọng phát triển số lượng cũng như chất lượng đảng viên và đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình. Tổ chức Công đoàn cơ sở cũng đã phối kết hợp tốt với chuyên môn trong các hoạt động của nhà trường. Hằng năm vào các ngày lễ, Tết, ngày kỉ niệm, hoặc dịp hè, Công đoàn đều có sự quan tâm tổ chức các hoạt động như vui chơi, thăm hỏi, TDTT văn nghệ cho CB- ĐV một cách chu đáo. Các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường cũng hoạt động mạnh. Ngoài việc thực hiện Chương trình kế hoạch của mình, Chi đoàn và Đội dã có sự phối hợp tốt với các tổ chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ như: các buổi ngoại khóa, …
     Nhìn lại chặng đường đã qua, từ lúc hình thành cho đến ngày hôm nay, trường đã trải qua gần 12 năm với nhiều sự đổi thay và đầy khó khăn thử thách. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, bằng sự nỗ lực và tinh thần đoàn kết, các thế hệ thầy và trò của trường vẫn khắc phục khó khăn để thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Truyền thống đó, các thế hệ thầy và trò hôm nay và cả mai sau mãi mãi khắc ghi để trân trọng, tự hào và học tập.

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay226
  • Tháng hiện tại5,577
  • Tổng lượt truy cập322,812
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính