Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Na Son

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Thứ năm - 24/12/2020 20:44
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Như chúng ta đã biết, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng huyện, vòng trường PTDTBT TH và THCS Na Son đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG, cũng như thành tích chung của toàn trường.
Trước hết chúng ta nhìn lại thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường.
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo, quan tâm, kịp thời của BGH, có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công việc bồi dưỡng HSG.
- Trường có cơ sở vật đủ để phục vụ tương đối đầy đủ giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG nhiều năm.
- Học sinh hiếu học, yêu thích môn học, có tính tự giác cao.
- Đa số phụ huynh lo lắng, quan tâm đến chất lượng học sinh giỏi.
2. Khó khăn:
- Số lượng, chất lượng HS chọn lựa để BDHSG còn thấp gây khó khăn cho việc BD.
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn do vậy cường độ làm việc tương đối căng thẳng, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh vừa phải hoàn thành chương trình chính khóa vừa phải học chương trình bồi dưỡng HSG nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập cũng như kết quả
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.
- Một số ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện đến học tập của con em mình.
Sau đây tôi trình bày một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
Thứ nhất. Đối với giáo viên bồi dưỡng đội tuyển:
- Người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn thực sự vững vàng, không chỉ nắm chắc nội dung chương trình mà phải biết mở rộng, nâng cao hệ thống kiến thức một cách logic, từ đó làm học sinh nể, phục, tin tưởng vì học sinh thời nay rất năng động, nhiều học sinh có kiến thức tốt. Khi giải đáp những thắc mắc của các em, chỉ cần học sinh không thoả mãn là người thầy sẽ mất đi sự tự tin trước học sinh. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô giáo trẻ phải thường xuyên tích luỹ kiến thức, học hỏi phương pháp, kinh nghiệm từ đồng nghiệp là những người đi trước, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ bản thân.
- Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh, thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển.
- Bước tiếp theo, chúng ta lập kế hoạch bài học một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà cá nhân tôi thấy đó là hữu hiệu nhất.
- GV BDHSG cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy đối tượng HSG để tạo mọi điều kiện giúp các em phát huy hết năng lực của mình.
- Thực hiện phư­ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi dạy nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phư­ơng pháp t­ư duy – dạy kiểu dạng bài có quy luật, loại bài có tính đơn lẻ rồi luyện các dạng tổng quát.
- Trong mỗi bài tập cần đưa ra nhiều câu với mức độ từ dễ đến khó (có thể 4 đến 6 câu nhỏ) và câu nhỏ cuối cùng ta nên vận dụng vào thực tế để các em hiểu rõ đây là câu vận dụng tích hợp.
- Sau mỗi bài tập nâng cao GV cần đưa ra phương pháp giải hoặc những lưu ý nhằm học sinh tự khắc sâu kiến thức để cách trình bày được lập luận lôgic hơn.
- Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh bị hổng phần nào, những bài đa số HS làm được gọi HS trực tiếp lên bảng làm (mối lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào chưa tốt GV sửa và khắc sâu ngay.
- Nên tránh:
+ Tránh nôn nóng, bỏ qua bài tập cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra được nên bắt đầu từ đâu hoặc việc ghi nhớ từng đơn vị kiến thức kỹ năng dễ lộn xộn hay kết quả là không định hình đ­ược phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.
+ Tránh coi những bài đơn lẻ không có quy luật chung là quan trọng, cho học sinh làm nhiều hơn những bài có nguyên tắc chung (coi những bài đó mới là “thông minh”), kết quả là học sinh bị rối loạn, không học đ­ược ph­ương pháp tư­ duy theo kiểu đúng đắn khoa học
+ Không để HS tâm lý trọng thi cử và không nặng thành tích đối với HS dẫn đến HS bị áp lực từ nhiều phía.
Thứ 2. Về chương trình bồi dưỡng:
- Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông , kết nối kiến thức của các chuyên đề với nhau .
Thứ 3. Tài liệu bồi dưỡng:
- Giáo viên sưu tầm bộ đề thi đa dạng nhằm giúp hs tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức.
Thứ 4. Về thời gian bồi dưỡng:
- Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả cần có kế hoạch bồi dưỡng liên tục và đều đặn, không dồn ép ở thời gian cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh.
Thứ 5. Đối với học sinh:
- Cần phải bồi d­ưỡng hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh. Cách tốt nhất bồi d­ưỡng hứng thú cho học sinh là hư­ớng dẫn dìu dắt cho các em đạt đ­ược những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu ch­ưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trư­ởng thành rất vững chắc và đạt kết quả tốt.
- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập, yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi. Ngoài ra học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
- Khả năng nhận thức, lĩnh hội của mỗi hs không giống nhau nên yêu cầu, cách đánh giá của giáo viên đối với học sinh cũng cần có sự linh hoạt để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh.
Trên đây là kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bản thân.


 
 

Tác giả bài viết: Vũ Thị Huyền,Tổ Toán - Lý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay164
  • Tháng hiện tại2,916
  • Tổng lượt truy cập326,415
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính