Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBT Tiểu Học và THCS Na Son

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH ĐIỆN BIÊN (12/7/1949 -12/7/2024) "TRUNG THÀNH – TỰ LỰC – ĐOÀN KẾT - SÁNG TẠO - QUYẾT THẮNG"

Thứ tư - 24/07/2024 22:22
TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH ĐIỆN BIÊN (12/7/1949 -12/7/2024) "TRUNG THÀNH – TỰ LỰC – ĐOÀN KẾT - SÁNG TẠO - QUYẾT THẮNG"
 

Điện Biên là tỉnh giàu truyền thống cách mạng. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, Điện Biên đã là địa bàn chiến lược quan trọng, nhiều tên làng, tên núi, tên sông đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lực lượng vũ trang của tỉnh được thành lập ngày 12-7-1949. Sự ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh nhà.
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điện Biên là vùng đất từ xa xưa đã có con người sinh sống và cư ngụ của người Việt cổ. Tên gọi Điện Biên do Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Điện Biên tức là miền biên cương vững chãi của Tổ quốc, Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu. Tên gọi Điện Biên hay Điện Biên Phủ xuất hiện từ đó.
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, đến năm 1890 thực dân Pháp đặt được ách cai trị ở Lai Châu (bao gồm Điện Biên và Lai Châu ngày nay). Trong suốt thời gian dai thống tri Lai Châu, thực dân Pháp đặt Điện Biên dưới chế độ quân quản, đứng đầu châu Điện Biên là một võ quan. Ngày 28/6/1909, ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Lai Châu nay là tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, Lai Châu nằm trong Chiến khu 2 cung với Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La. Sau đó Lai Châu nhập cùng Chiến khu 10 và một phần Chiến khu 1 thành Liên khu Việt Bắc.
Tháng 3-1948, Ủy ban kháng chiến hành chính liên tiệp Sơn La - Lai Châu (Sơn - Lai) ra đời.
Ngày 12-1-1952, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 145-TTg tái lập hai tỉnh Lai Châu và Sơn La.
Ngày 26-1-1953, để củng cố căn cứ địa Tây Bắc mới giải phóng,chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 134-SL thành lập Khu Tây Bắc gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc. Đồng thời, Khu ủy Tây Bắc cũng ra Quyết định chuyển huyện Thuận Châu từ tỉnh Sơn La sang tỉnh Lai Châu.
Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Lai Châu được giải phóng, hòa bình được lập lại trên miền Bắc nước ta.
Ngày 29-4-1955, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 230-SL thành lập Khu tự trị Thái-Mèo, các châu (huyện trước đây) trực thuộc Khu, không có cấp hành chính tỉnh.
Ngày 18-10-1955 thành lập châu Tủa Chùa trên cơ sở tách ra từ châu Mường Lay theo Nghị định 606/TTG, ngày 18-10-1955 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27-10-1962, kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa II ra Nghị quyết đổi tên Khu tự trị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc và thành lập lại 2 tinh trong Khu là: Lai Châu, Sơn La và một tỉnh mới Nghĩa Lộ. Tỉnh Lai Châu lúc đó gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Phong Thổ, Sình Hồ.
Ngày 8-10-1971 thành lập thị xã Lai Châu theo Quyết định số 189-CP của Hội đồng Chính phủ.
Ngày 27-12-1975, Khu tự trị Tây Bắc giải thể. Các tỉnh nay trực thuộc Trung ương.
Ngày 18-4-1992 thành lập thị xã Điện Biên Phủ.
Ngày 7-10-1995 thành lập huyện Điện Biên Đông.
Ngày 14-1-2002 thành lập huyện Tam Đường.
Ngày 14-1-2002 thành lập huyện Mường Nhé.
Ngày 26-9-2003 thành lập thành phố Điện Biên Phủ.
Ngày 26-11-2003 tách tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh là Điện Biên và Lai Châu.Ngày 2-3-2005 đổi tên huyện Mường Lay thành huyện Mường Chà. Đổi tên thị xã Lai Châu thành thị xã Mường Lay.
Ngày 14-11-2006 tách huyện Tuần Giáo thành 2 huyện là Tuần Giáo và Mường Ảng.
Ngày 25-8-2012 thành lập huyện Nậm Pồ theo Nghị quyết số 45/NQ-CP của Chính phủ
Tỉnh Điện Biên hiện nay có 10 huyện, thị xã, thành phố gồm: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Nậm Pồ, thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ.
II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh trên hướng Tây Bắc của Quân khu 2 và Việt Nam. Phía Đông và Nam giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Tây và Tây Nam giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam/Trung Quốc; có đường biển giới dài 455,57 km, tiếp giáp với hai Quốc gia Lào và Trung Quốc. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính (8 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã), 129 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; trong đó có 1.548 thôn, bản/29, xã/4 huyện biên giới (Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ). Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2018 là trên 57 vạn người. Tỉnh có diện tích tự nhiên 9.554,12 km2, 19 dân tộc cùng sinh sống. Có 04 Tôn giáo chính là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cơ đốc phục lâm Việt Nam.
III. QÚA TRÌNH XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA LLVT TỈNH ĐIỆN BIÊN QUA CÁC GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC.
Ra đời trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và là một bộ phận cấu thành trong lực lượng vũ trang Quân khu, trong 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Đảng ủy Quân khu Tây Bắc, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khi 2 và Tỉnh ủy Điện Biên, cùng với sự thương yêu đùm bọc của nhân dân các ân tộc trên địa bàn, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên từng bước trưởng thành vững chắc, có bề dày truyền thống vẻ vang, lập nên nhiều chiến công gắn liền với những mốc son lịch sử rất đáng tự hào và trân trọng, thực sự là đội quân vũ trang cách mạng của Đảng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
1. Xây dựng, thành lập lực lượng vũ trang tỉnh, cùng nhân dân các dân tộc giành và giữ chính quyền cách mạng (1945-1949)
Năm 1945 khí thế cách mạng chung của cả nước cùng với tin tỉnh Sơn La giành được chính quyền ngày 26-8-1945 đã truyền tới Lai Châu. Mảnh đất xa xôi, hẻo lánh củaTổ quốc từ đây mới được đón nhận luồng không khí mới của cách mạng.
   Tháng 7-1949, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 đã tập hợp những thanh niên của huyện tại Đan Hà (tinh Phú Thọ) để thành lập đội xung phong Lai Châu (còn gọi là Đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu). Đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu là tên gọi của trung đội 28, có 34 cán bộ, chiến sĩ do đồng chi Hoàng Đông Tùng làm đội trưởng, Nguyễn Quốc Long làm đội phó, Điêu Chinh Một làm chính trị viên. Thành phần của đội gồm một số là bộ đội chính·quy do Liên khu 10 điều đến, một số là thanh niên người Quỳnh Nhai được bộ đội đưa ra các tinh Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang để tránh sự khủng bố của Pháp đối với những người đã tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Quỳnh Nhai. Đây chính là những đơn vị đầu tiên, đặt nền móng cho việc hình thành, phát triển của lực lượng vũ trang tỉnh.
Ngày 01/10/1949, Chinh ủy Liên khu 10 ra quyết định thành lập Chi bộ vũ trang tuyên truyền Lai Châu, đồng thời phản ánh sự phát triển lực lượng từ khi thành lập Đội vũ trang tuyên truyền Lai Châu đến cuối nărn 1949.
Ngày 10-10-1949, Ban cán sự Đảng Lai Châu được thành lập gồm 3 đồng chí: Nguyễn Bá Lạc (bí danh Trần Quốc Mạnh) – Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Yên Bái làm Trưởng ban; đồng chí Hoàng Đông Tùng – Đội trưởng đội xung phong Lai Châu; đồng chí Tạ Nhật Tựu (bí danh Hoàng Hoa Thưởng) - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc làm ủy viên. Ban cán sự Đảng Lai Châu có nhiệm vụ: "Gây cơ sở quần chúng tạo nên điều kiện tiến tới lãnh đạo nhân dân Lai Châu võ trang tranh đấu thu phục lại toàn bộ đất đai".
2. Lực lượng vũ trang tỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (1950-1954)
Ngày 30-12-1950, Bộ Tư lệnh Liên khu Việt Bắc quyết định bổ nhiệm đồng chí Hoàng Đông Tùng, ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh, Đội trưởng đội vũ trang tuyên truyền của tỉnh làm Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lai Châu.
Tính đến cuối năm 1952, toàn tỉnh có 1 đại đội chủ lực của tỉnh gồm 120 đội viên, có 60 tân binh là người Mông, được trang bị đầy đủ vũ khí. Huyện Tuần - Lai có 1 trung đội 42 đội viên; huyện Quỳnh – Hồ có 1 trung đội 32 đội viên; huyện Điện Biên có 1 đại đội 180 đội viên; huyện Thuận Châu 1 tiểu đội 17 đội viên. Lực lượng du kích toàn tỉnh có 423 đội viên (Tuần - Lai có 296, Quỳnh – Hồ 100, Thuận Châu mới tổ chức ở phòng ban 27 đội viên, hai huyện Điện Biên, Thuận Châu đang ở thời kỳ xây dựng).
Đến năm 1953: Tỉnh đội bộ Dân quân Lai Châu ra đời và hoạt động trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. LLVT tỉnh đội  lúc đó có 91 đồng chí, Đại đội 815 của tỉnh có 76 đồng chí, Đại đội 810 Tuần - Lai 142 đồng chí, Đại đội 820 huyện Điện Biên 115 đồng chí, Đại đội 825 Thuận Châu 99 đồng chí, Đại đội 805 Quỳnh Hồ 93 đồng chi. Từ tháng 7 đến tháng 9-1953, dưới sự chỉ đạo của Khu ủy Tây Bắc, trực tiếp là Ban cán sự tỉnh.
Đến đầu tháng 3/1954, quân địch tập trung ở Điện Biên Phủ lên đến 16.200 tên, gồm những đơn vị bộ binh, pháo binh, công binh, xe tăng, không quân thuộc loại tinh nhuệ nhất ở Đông Dương; được bố trí thành hệ thống phòng ngự mạnh gồm 49 cứ điểm, chia thanh 3 phân khu. Cả Pháp và Mỹ đều đánh giá Điện Biên Phủ là "pháo đài không thể công phá", công khai thách thức đối phương tiến công. Trung ương Đảng trực tiếp là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã diễn ra 3 đợt: đợt thứ nhất từ ngày 13-3 đến 17-3-1954 quân ta đánh vào các cứ điểm khống chế ở phía Bắ, tiêu diệt phân khu Bắc khu phòng ngự hiểm yếu của dịch tại Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo từng bước giành được thắng lợi to lớn. ·
Đợt tiến công thứ 2 từ ngày 30-3 đến ngày 30-4-1954, quân ta đồng loạt đánh vào các khu đồi phía Đông, phân khu trung tâm, phát triển trận địa tiến công, chia cắt địch thắt chặt vòng vây, khống chế, đi đến triệt hẳn đường tiếp tế, tiếp viện đường không, tạo điều kiện cho trận tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Đợt tiến công thứ 3 từ 1-5 đến 7-5-1954: Sau 55 ngày đêm chiến đấu gian khổ và ác liệt, 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, quân ta đã làm chủ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng lịch sử Diện Biên Phủ đã góp phần quyết định vào việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta.
Đến cuối tháng 9-1954, hầu hết các toán phỉ còn lén lút hoạt động đã ra hàng. Toàn bộ tỉnh Lai Châu được hoàn toàn giải phóng.
3. Lực lượng vũ trang tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội (1955-1965)
Củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh, tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh và đấu tranh chống gián điệp, biệt kích, tiểu phỉ, trừ gian (1955-1960).
Lực lượng vũ trang tham gia phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, chuẩn bị kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế (1961-1965).
4. Lực lượng vũ trang tỉnh trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ và thực hiện nhiệm vụ quốc tế (1965-1975)
 Lực lượng vũ trang tỉnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu, chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ(1965-1968).
 Lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục củng cố xây dựng, bảo vệ địa phương, chi viện tiền tuyến, chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2, cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1969 - 1975).
 Lực lượng vũ trang tỉnh tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào (1965 - 1975).
5. Lực lượng vũ trang tỉnh xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1976-1989)
Tăng cường củng cố xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới tổ quốc (1976 - 1980).
Tháng 2-1979, chiến tranh biên giới giữa Việt-Trung diễn ra, LLVT tỉnh Điện Biên đã cùng với quân dân cả nước đấu tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh biên giới, phòng chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch, bước đầu xây dựng khu vực phòng thủ (1980 - 1989).
6. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới (1986-2003)
Tập trung nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang tỉnh và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện (1986 - 1995).
 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và Iực lượng vũ trang tỉnh ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới (1996 - 2003)
7. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên vững mạnh toàn diện, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2004-2018)
Lực lượng vũ trang tỉnh phát huy truyền thống anh hùng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau khi chia tách tỉnh Điện Biên (2004-2009).
 Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2010-2018).
* Lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên ra đời trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, là một bộ phận  cấu thành trong lực lượng vũ trang Quân khu 2 nói riêng, Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên đã góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước viết nên trang sử hào hùng trong thời đại mới, góp phần làm rạng danh non sông dất nước. Nhìn lại chặng đường hai phần ba thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành,  lực lượng vũ trang tỉnh Điện Biên vô cùng phấn khởi và tự hào về truyền thống của mình, vì trong suốt chặng đường ấy, lực lượng vũ trang tỉnh đã không ngừng mạnh, trưởng thành và chiến thắng, lập được nhiều chiến công to lớn, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và truyền thống đấu tranh oanh liệt của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
IV. NHỮNG TẬP THỂ, CÁ NHÂN TIÊU BIỂU TRONG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN.
Trong quá trình xây dựng, chiến đấu bảo vệ tổ quốc và trưởng thành LLVT tỉnh đã có 22 tập thể và 20 cá nhân xuất sắc được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân.
1. Tập thể tiêu biểu
a. Đơn vị Dân quân ·du kích xã Chung Chải, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu (nay là xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) - Anh hùng LLVT Nhân dân năm 1967.
b. Đơn vị Đại đội 3, tiểu đoàn 907, Trung đoàn 741 Bộ CHQS tỉnh Lai Châu (nay là Đại đội 33, tiểu đoàn BBl, Trung đoàn 741, Bộ CHQS tỉnh Điện Biên) - Anh hùng LLVT Nhân dân năm 1979.
2. Cá nhân tiêu biểu
Đồng chí Sùng Phái Sinh, người dân tộc Mông, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tinh Điện Biên - Anh hùng LLVT Nhân dân năm 1956.
Anh hùng Vừ A Dính, người dân tộc Mông, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tinh Điện Biên - Anh hùng LLVT Nhân dân năm 2000.
Đại tá Hoàng Trọng Sén nguyên Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh (Lai Châu cũ), người dân tộc Tày, quê quán xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trú quán Phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên - Anh hùng LLVT Nhân dân năm 1973.
V. CÁC PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG LLVT TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG SUỐT GẦN 74 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH.
Với những chiến công và thành tích dạt được trong 74 năm qua, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao qúy:
1. Tập thể
+ 01 Huân chương Sao Vàng (năm 1985)
+ 02 Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2008, 2009)
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2014)
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 1979)
+ 13 Huân chương Quân công Hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 71 Huân chương Chiến công Hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Ba.
+ 01 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Nhi.
+ 02 Cờ thi đua Quyết thắng của Chính phủ
+ 06 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng
+ 07 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Tư lệnh Quân khu 2
Những phần thưởng của nước CHDCND Lào tặng thưởng cho LLVT tỉnh:
+ 2.130 Huân, Huy chương các loại.
+ 2.177 Kỷ niệm chương.
+ 1.440 Huy hiệu "Vì Nghĩa vụ Quốc tế"
2. Cá nhân
+ 19 Huân chương Quân công Hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 15 Huân chương kháng chiến chống Pháp Hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 12.093 Huân chương kháng chiến chống Mỹ Hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 466 Huân chương Chiến công Hạng Nhất, Nhì, Ba.
+ 131 Huy chương kháng chiến chống Pháp
+ 7.167 Huy chương kháng chiến chống Mỹ
+ 291 Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng".
Trong 75 năm qua LLVT khong ngừng xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đã và đang tiếp nối truyền thống vẻ vang của  Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng xứng đáng đón nhận 10 chữ vàng truyền thống của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tinh trao tặng "TRUNG THÀNH – TỰ LỰC – ĐOÀN KẾT- SÁNG TẠO- QUYẾT THẮNG"
 

Tác giả bài viết: Giáo viên Lò Thị Hồng, Tổ Văn Sử

Nguồn tin: Trường PTDTBT TH&THCS Na Son

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6A1 1
6A2 2
7B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay721
  • Tháng hiện tại11,991
  • Tổng lượt truy cập415,639
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính