Ngày Quốc tế Giáo dục (tên chính thức:
International Day of Education) là một ngày quốc tế được cử hành hàng năm vào ngày 24 tháng 1 nhằm tôn vinh ngành
giáo dục. Ngày 3 tháng 12 năm 2018,
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố ngày 24 tháng 1 là Ngày Quốc tế Giáo dục, nhằm tôn vinh vai trò của giáo dục trong việc đảm bảo
hòa bình thế giới và
phát triển bền vững trên toàn cầu. Ngày Quốc tế Giáo dục là một cơ hội để cùng nhìn nhận lại giáo dục và vai trò của giáo dục; khẳng định giáo dục là một quyền cơ bản của con người, cần được chung tay bảo vệ.
Ngày Quốc tế Giáo dục không chỉ đánh dấu việc tôn vinh các nhà giáo, những người đóng góp cho sự phát triển của hệ thống giáo dục, mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của kiến thức và học tập trong việc xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Đây là dịp để cả xã hội nhận thức và đồng lòng hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện bình đẳng cho mọi người tiếp cận kiến thức.

Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển; hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc chuyển đổi tương lai đòi hỏi một sự tái cân bằng khẩn cấp hoặc các mối quan hệ với thiên nhiên cũng như với công nghệ xuyên suốt cuộc sống, mang lại những cơ hội đột phá trong khi nâng cao mối quan tâm nghiêm túc về công bằng, hòa nhập và sự tham gia dân chủ. Ngày Quốc tế Giáo dục là một cơ hội để cùng nhìn nhận lại giáo dục và vai trò của giáo dục; khẳng định giáo dục là một quyền cơ bản của con người, cần được chung tay bảo vệ.
Tại Việt Nam, giáo dục luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển đất nước. Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Việt Nam đã và đang nỗ lực duy trì 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục, tích hợp các nội dung liên quan đến phát triển bền vững và công dân toàn cầu trong dạy và học.
Học sinh vùng sâu, vùng xa được quan tâm, tạo môi trường học tập ổn định